Quy Trình Thủ Tục Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam

  • 03/06/2020

Khi nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, phải tiến hành các thủ tục theo trình tự quy định tại cam kết wto, luật doanh nghiệp 2014, luật doanh nghiệp 2015 và các văn bản dưới luật. 

→ LHD Law Firm xin giới thiệu các quy trình cơ bản đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau

→ Quy trình thủ tục đầu tư

1. Thẩm quyền giải quyết thủ tục đầu tư

1.1. Thẩm quyền của Chính phủ

Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong những lĩnh vực sau:

a) Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không;

b) Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia;

c) Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; thăm dò, khai thác khoáng sản;

d) Phát thanh, truyền hình;

đ) Kinh doanh casino;

e) Sản xuất thuốc lá điếu;

g) Thành lập cơ sở đào tạo đại học;

h) Thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Dự án đầu tư không thuộc các trường hợp nêu trên, không phân biệt nguồn vốn và có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong những lĩnh vực sau:

a) Kinh doanh điện; chế biến khoáng sản; luyện kim;

b) Xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;

c) Sản xuất, kinh doanh rượu, bia.

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực sau:

a) Kinh doanh vận tải biển;

b)Thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và internet; thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng;

c) In ấn, phát hành báo chí; xuất bản;

d) Thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc  ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng các điều kiện mở cửa thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư chủ trì, lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Trường hợp dự án đầu tư quy định tại các trường hợp nêu trên thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lấy ý kiến Bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan khác có liên quan để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

1.2. Thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án BOT, BTO, BT.

1.3. Thẩm quyền của Bộ ngành khác

- Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực dầu khí;

- Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các tổ chức tín dụng;

- Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo hiểm.

1.4. Thẩm quyền của địa phương

a, Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh là cơ quan một cửa tại chỗ xử lý các vấn đề cấp phép kỹ thuật liên quan như tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ v.v…:

Những dự án ngoài KCN, KCX, KCNC, KKT và không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Dự án phát triển hạ tầng các KCN, KCX, KCNC tại các địa phương chưa thành lập Ban quản lý.

b, Ban Quản lý các KCN, KCX, KCNC, KKT:

Dự án trong KCN, KCX, KCNC, KKT và không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Dự án phát triển hạ tầng các KCN, KCX, KCNC, KKT

2. Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”

  • Thủ tục đăng ký đâu tư:

Thủ tục thẩm tra đầu tư:          

Ghi chú:- UBND tỉnh (TP): UBNDcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

               - Sở KH & ĐT: Sở Kế hoạch và Đầu tư

               - Ban Quản lý: Ban Quản lý các KCN, KCX, KCNC, KKT…

Số bộ hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư (ít nhất 01 bộ gốc):

- Dự án cần sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: 10 bộ

- Dự án thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh (thành phố): 08 bộ

- Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Ban Quản lý: 04 bộ

→ Liên hệ dịch vụ nếu bạn cần Luật sư tư vấn thêm về thủ tục đầu tư nước ngoài 

 

PROFILE LHD LAW FIRM
3 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    Vương Thị Huyền Trang
    09/11/2018

    Xin chào quý nhà báo. Cho tôi hỏi là quy trình thủ tục đầu tư này có áp dụng cho dự án đầu tư năng lượng tái tạo điện mặt trời không? và không biết bên quý báo có thông tin chi tiết về thủ tục đầu tư dự án điện mặt trời không ạ ( từ giai đoạn xin giấy phép đầu tư đến giai đoạn kết thúc dự án …) Mong sớm nhận được phản hồi từ quý báo . Xin chân thành cảm ơn !

  2. Visitor
    Lê Trần Tuấn
    23/04/2020

    Đối tác nước ngoài muốn hợp tác với chúng tôi thực hiện Dự án vận tải đường ống ( Hyperloop ) tại Việt Nam ( Mã ngành 494- 4940- 49400 ) nguồn vốn NN. Xin hỏi thủ tục, Trình tự tiến hành thế nào. Xin vui lòng trả lời cho chúng tôi càng sớm càng tốt. Trân trọng

  3. Visitor
    Đào Bui quang
    03/06/2020

    Dùng các Luật và nghị định thông tư... đã cũ rồi, hiện nay là Luật đầu tư 2014 và các nghị định, thông tư hướng dẫn tương ứng.

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng