Nghị Định Số 104/2011/Nđ-Cp Của Chính Phủ Quy Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Về Kinh Doanh Xăng Dầu

  • 16/08/2018

 

Số hiệu: 104/2011/NĐ-CP
Trích yếu nội dung: Nghị định số 104/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu
xem toàn bộ
 
     

 

 
  NỘI DUNG TOÀN VĂN  
 

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/2011/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2011

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu.

2. Hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các hành vi vi phạm hành chính khác về kinh doanh xăng dầu không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực có liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.

Điều 4. Áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính về kinh doanh xăng dầu được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi, bổ sung năm 2008 và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.

Chương 2.

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

MỤC 1. VI PHẠM VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU XĂNG DẦU, GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Điều 5. Vi phạm về sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã hết thời hạn hiệu lực;

b) Tự tẩy xóa, sửa chữa Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;

c) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;

d) Làm giả hoặc sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu giả.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên 12 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Tịch thu Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu giả đối với vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 6. Vi phạm về sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu;

b) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu;

c) Làm giả hoặc sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu giả.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đã hết hiệu lực hoặc đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi;

b) Kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu trên 12 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Tịch thu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu giả đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

MỤC 2. VI PHẠM VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Điều 7. Vi phạm về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Có cầu cảng nhưng không đúng quy định;

b) Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu nhưng không đúng quy định;

c) Có phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không đúng quy định;

d) Có hệ thống phân phối xăng dầu nhưng không đúng quy định;

đ) Có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay nhưng không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có cầu cảng chuyên dụng;

b) Không có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu;

c) Không có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng;

d) Không có hệ thống phân phối xăng dầu;

đ) Không có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đối với vi phạm tại Điều này.

Điều 8. Vi phạm về điều kiện sản xuất xăng dầu

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cơ sở sản xuất xăng dầu không theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt;

b) Có phòng thử nghiệm, đo lường nhưng không đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu sản xuất theo quy định.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cơ sở sản xuất xăng dầu không được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư;

b) Không có phòng thử nghiệm, đo lường để kiểm tra chất lượng xăng dầu sản xuất theo quy định.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất xăng dầu đối với vi phạm tại Điều này.

Điều 9. Vi phạm về điều kiện kinh doanh của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu;

b) Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Có kho, bể chứa xăng dầu nhưng không đúng quy định;

b) Có hệ thống phân phối xăng dầu nhưng không đúng quy định;

c) Có phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có kho, bể chứa xăng dầu;

b) Không có hệ thống phân phối xăng dầu;

c) Không có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu đối với vi phạm tại Điều này.

Điều 10. Vi phạm về điều kiện kinh doanh của đại lý bán lẻ xăng dầu

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với đại lý bán lẻ xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu;

b) Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với đại lý bán lẻ xăng dầu không có cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh của đại lý bán lẻ xăng dầu đối với vi phạm tại Điều này.

Điều 11. Vi phạm về điều kiện kinh doanh của cửa hàng bán lẻ xăng dầu

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đúng với địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu;

b) Không có đủ trang thiết bị tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định hoặc trang thiết bị tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đạt tiêu chuẩn theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu không phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không có trang thiết bị tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu trên 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tháo dỡ cửa hàng bán lẻ xăng dầu đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này;

b) Buộc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 12. Vi phạm về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng dầu

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu hoặc kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu hoặc kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu;

b) Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh hoặc cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu có cầu cảng hoặc có kho chứa nhưng không đúng quy định;

b) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu có phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu không có cầu cảng chuyên dụng hoặc không có kho chứa;

b) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu không có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng dầu đối với vi phạm tại Điều này.

MỤC 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ GIÁ BÁN XĂNG DẦU

Điều 13. Vi phạm về niêm yết giá bán và giá bán lẻ xăng dầu

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không niêm yết giá bán lẻ xăng dầu hoặc niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng;

b) Bán sai giá niêm yết do thương nhân đầu mối quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu trên 12 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc niêm yết giá đúng quy định đối với vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 14. Vi phạm về quy trình điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu của thương nhân đầu mối

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không gửi quyết định giá và phương án giá đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi điều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu;

b) Không thông báo hoặc không gửi quyết định về giá bán lẻ xăng dầu cho các đơn vị trong hệ thống phân phối xăng dầu trước thời điểm giá có hiệu lực thi hành khi điều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hành vi không chấp hành quy định về mức điều chỉnh giá, thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu và thời gian tối đa giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu trên 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc vi phạm trong thời gian thực hiện bình ổn giá.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các quy định về điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu đối với vi phạm tại khoản 1 và 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

MỤC 4. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU

Điều 15. Vi phạm về sử dụng phương tiện đo lường trong kinh doanh xăng dầu

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định, tem kiểm định phương tiện đo xăng dầu đã hết hiệu lực;

b) Sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, dấu kiểm định, tem kiểm định trên phương tiện đo mà không thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

b) Làm thay đổi tình trạng kỹ thuật và đặc tính đo lường của phương tiện đo như tác động, điều chỉnh, sửa chữa, thay thế, lắp thêm, rút bớt thiết bị của phương tiện đo hoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn cho phép;

c) Sử dụng phương tiện đo bị sai, bị hỏng hoặc không đúng quy định về đo lường xăng dầu;

d) Sử dụng phương tiện đo xăng dầu không có Giấy chứng nhận kiểm định, dấu kiểm định, tem kiểm định theo quy định;

đ) Không thực hiện kiểm định phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

PROFILE LHD LAW FIRM

0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng
LHD LAW FIRM HỒ CHÍ MINH
  • Tòa nhà HP (Tầng 7), 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 02822446739 hoặc 02822612929
  • all@lhdfirm.com
LHD LAW FIRM HÀ NỘI
  • Tòa nhà Anh Minh (Tầng 4), số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Hotline: 02462604011 hoặc 02422612929
  • hanoi@lhdfirm.com
LHD LAW FIRM ĐÀ NẴNG
  • Toà nhà Phương Đông (Tầng 3), số 1N đường Núi Thành, Phường Bình Thuận, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng
  • Hotline: 0905987929 hoặc 02366532929
  • danang@lhdfirm.com