Thông Tư Quy Định Hồ Sơ Lâm Sản Hợp Pháp Và Kiểm Tra Nguồn Gốc Lâm Sản

  • 16/08/2018

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-------------

Số: 01/2012/TT-BNNPTNT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

Hà Nội, ngày 04 tháng 01 năm 2012

   

 

 

THÔNG TƯ

Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản

 

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 3 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản như sau:

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc gỗ, lâm sản ngoài gỗ (sau đây viết chung là lâm sản) trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Một số từ ngữ trong Thông tư này được hiểu như sau:

1. Cơ quan kiểm lâm sở tại bao gồm: Hạt Kiểm lâm các khu rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm các khu rừng phòng hộ; Hạt Kiểm lâm huyện, thị xã, quận, thành phố (sau đây viết chung là Hạt Kiểm lâm cấp huyện); Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

2. Hồ sơ lâm sản là các tài liệu ghi chép về lâm sản được thiết lập, lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm sản và lưu hành cùng với lâm sản trong quá trình khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến, cất giữ.

3. Lâm sản ngoài gỗ là động vật rừng, thực vật rừng không đủ tiêu chuẩn là gỗ quy định tại điểm b, c, Khoản 3, Điều 5 của Thông tư này và các bộ phận, dẫn xuất của chúng.

4. Dẫn xuất của động vật rừng, thực vật rừng là toàn bộ các dạng vật chất được lấy ra từ động vật rừng, thực vật rừng như: máu, dịch mật của động vật rừng; nhựa, tinh dầu được lấy ra từ thực vật rừng chưa qua chế biến.

5. Bảng kê lâm sản là bảng ghi danh mục lâm sản trong cùng một lần nghiệm thu, mua bán, xuất, nhập hoặc lâm sản vận chuyển trên một phương tiện theo đúng quy định tại mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản là sổ ghi chép lâm sản nhập, xuất của tổ chức khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản theo đúng quy định tại mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Vận chuyển nội bộ là trường hợp lâm sản được vận chuyển giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc như: lâm trường, các công ty lâm nghiệp, nhà máy chế biến, các chi nhánh, cửa hàng ... trong một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập; hoặc trường hợp lâm sản được vận chuyển từ doanh nghiệp có tư cách pháp nhân và hạch toán độc lập đến các tổ chức hạch toán phụ thuộc và ngược lại.

Trường hợp chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân mua lâm sản theo hình thức mua bán cây đứng, việc vận chuyển từ bãi gỗ khai thác về kho hàng hoặc cơ sở chế biến của mình cũng là vận chuyển nội bộ.

8. Xác nhận lâm sản là xác định tính hợp pháp về hồ sơ lâm sản và sự phù hợp giữa hồ sơ với lâm sản.

9. Lâm sản chưa qua chế biến là lâm sản sau khai thác, nhập khẩu, xử lý tịch thu chưa được tác động bởi các loại công cụ, thiết bị, còn giữ nguyên hình dạng, kích thước ban đầu.

Điều 4. Xác định số lượng, khối lượng lâm sản

1. Xác định khối lượng gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp thực hiện theo quy định về quản lý và đóng búa bài cây, búa kiểm lâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Đối với gỗ gốc, rễ, gỗ có hình thù phức tạp, gỗ dạng cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ bao gồm cả rễ, thân, cành, lá, nếu không thể đo được đường kính, chiều dài để xác định khối lượng, thì cân trọng lượng theo đơn vị là ki-lô-gam (kg) và quy đổi cứ 1.000 kg bằng 1 m3 gỗ tròn hoặc đo, tính theo đơn vị ster và quy đổi cứ 1 ster bằng 0,7 m3 gỗ tròn.

2. Xác định số lượng đối với động vật rừng là số cá thể và cân trọng lượng theo đơn vị là kg; trường hợp không thể xác định được số cá thể thì cân trọng lượng theo đơn vị là kg.

Đối với bộ phận, dẫn xuất của động vật, thực vật rừng xác định khối lượng bằng cân trọng lượng theo đơn vị là kg hoặc bằng dung tích theo đơn vị là mi-li-lít (ml) nếu bộ phận, dẫn xuất của động vật rừng ở dạng thể lỏng.

3. Xác định số lượng đối với lâm sản từ thực vật rừng ngoài gỗ bằng cân trọng lượng theo đơn vị là kg.

Điều 5. Bảng kê lâm sản

1. Mẫu bảng kê lâm sản ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng thống nhất đối với tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân.

2. Bảng kê lâm sản do tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nhập, xuất lâm sản lập khi nghiệm thu, đóng búa kiểm lâm hoặc nghiệm thu, xuất lâm sản trên cùng một lần và một phương tiện vận chuyển.

Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân lập bảng kê lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại bảng kê lâm sản.

3. Phương pháp lập bảng kê lâm sản

a) Chủ lâm sản ghi đầy đủ các nội dung về lâm sản tại bảng kê lâm sản.

b) Ghi chi tiết đối với khúc, lóng gỗ tròn nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 1 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên và những tấm, hộp gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài từ 1m trở lên, chiều rộng từ 20 cm trở lên và chiều dày từ 5 cm trở lên.

c) Ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng đối với gỗ tròn, gỗ đẽo, gỗ xẻ không đủ kích thước quy định tại điểm b Khoản này.

d) Ghi chi tiết hoặc ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng đối với từng loại lâm sản ngoài gỗ phù hợp với thực tế.

đ) Tại cuối mỗi trang của bảng kê lâm sản ghi tổng khối lượng lâm sản.

Điều 6. Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản

1. Mẫu sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng thống nhất đối với tổ chức có hoạt động khai thác, chế biến, kinh doanh lâm sản.

2. Sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản phải được quản lý tại tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này. Chủ lâm sản có trách nhiệm ghi vào sổ theo dõi lâm sản ngay khi nhập, xuất lâm sản thể hiện rõ các nội dung: ngày tháng nhập, xuất lâm sản; tên lâm sản, nguồn gốc lâm sản; quy cách, số lượng, khối lượng, tồn đầu kỳ, tồn cuối kỳ.

Tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này khi nhập gỗ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên trong nước phải báo cơ quan kiểm lâm sở tại kiểm tra, ký xác nhận tại sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản.

Điều 7. Xác nhận lâm sản

1. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận lâm sản

a) Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở những địa phương không có Hạt Kiểm lâm cấp huyện xác nhận lâm sản trong các trường hợp sau:

- Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung trong nước của tổ chức xuất ra;

- Lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu chưa qua chế biến ở trong nước của tổ chức, cá nhân xuất ra;

- Động vật rừng gây nuôi trong nước và bộ phận, dẫn xuất của chúng của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra;

- Lâm sản sau xử lý tịch thu chưa chế biến của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra;

- Lâm sản sau chế biến của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra;

- Lâm sản vận chuyển nội bộ giữa các địa điểm không cùng trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Hạt Kiểm lâm khu rừng đặc dụng, Hạt Kiểm lâm khu rừng phòng hộ xác nhận lâm sản xuất ra có nguồn gốc khai thác hợp pháp trong khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ đó và lâm sản sau xử lý tịch thu theo thẩm quyền xử lý của mình.

c) Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) xác nhận lâm sản trong các trường hợp sau:

- Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức xuất ra;

- Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên trong nước, rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra.

2. Trình tự, hồ sơ đề nghị xác nhận lâm sản

a) Chủ lâm sản nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ (bản chính) đề nghị xác nhận lâm sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 của Điều này.

b) Hồ sơ đề nghị xác nhận lâm sản gồm: bảng kê lâm sản, hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính (nếu có) và các tài liệu về nguồn gốc của lâm sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Trường hợp lâm sản mua của nhiều cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân khai thác từ vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán thì người mua lâm sản lập bảng kê lâm sản, có chữ ký xác nhận của đại diện cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân đó.

3. Thời gian xác nhận

a) Thời gian xác nhận lâm sản và trả kết quả tại cơ quan xác nhận không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp kiểm tra hồ sơ và lâm sản đảm bảo đúng quy định thì tiến hành xác nhận ngay.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và hướng dẫn chủ lâm sản hoàn thiện hồ sơ.

b) Trường hợp cần phải xác minh về nguồn gốc lâm sản trước khi xác nhận thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay cho chủ lâm sản biết và tiến hành xác minh những vấn đề chưa rõ về hồ sơ lâm sản, nguồn gốc lâm sản, số lượng, khối lượng, loại lâm sản; kết thúc xác minh phải lập biên bản xác minh. Sau khi xác minh, nếu không có vi phạm thì tiến hành ngay việc xác nhận lâm sản theo quy định tại Thông tư này. Thời gian xác nhận lâm sản trong trường hợp phải xác minh tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp xác minh phát hiện có vi phạm thì phải lập hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Người đại diện cơ quan Nhà nước xác nhận lâm sản phải ghi ý kiến xác nhận của mình về các nội dung do chủ lâm sản đã ghi trong hồ sơ lâm sản, kể cả số, ngày, tháng, năm ghi trong hoá đơn kèm theo, biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển (nếu có); ngày, tháng, năm xác nhận; ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu của cơ quan tại bảng kê lâm sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác và nguồn gốc lâm sản hợp pháp khi xác nhận.

Trường hợp xác nhận lâm sản của Uỷ ban nhân dân cấp xã quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều này còn phải có thêm chữ ký của Kiểm lâm địa bàn tại bảng kê lâm sản; Kiểm lâm địa bàn cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác và nguồn gốc lâm sản hợp pháp trong việc tham mưu đó.

Điều 8. Quản lý, lưu giữ hồ sơ lâm sản

1. Chủ lâm sản có trách nhiệm quản lý hồ sơ lâm sản (bản chính) cùng với lâm sản; lưu giữ hồ sơ lâm sản, sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản trong thời hạn 05 năm kể từ khi lâm sản được xuất ra.

2. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận lâm sản có trách nhiệm lưu giữ bảng kê lâm sản sau khi đã xác nhận (bản chính) và các tài liệu về nguồn gốc lâm sản (bản sao chụp) tại trụ sở cơ quan.

 

Chương II

HỒ SƠ LÂM SẢN HỢP PHÁP

 

Mục 1

HỒ SƠ NGUỒN GỐC LÂM SẢN

 

Điều 9. Lâm sản khai thác trong nước

1. Hồ sơ gỗ khai thác chính, khai thác tận dụng, tận thu từ rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán.

a) Các tài liệu về khai thác gỗ theo quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện việc khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ (sau đây viết tắt là Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT) và các quy định hiện hành của Nhà nước.

b) Đối với gỗ đủ tiêu chuẩn đóng búa kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: biên bản xác nhận gỗ đóng dấu búa kiểm lâm kèm theo bảng kê lâm sản.

Đối với gỗ không đủ tiêu chuẩn đóng búa kiểm lâm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

2. Hồ sơ lâm sản ngoài gỗ khai thác từ rừng trong nước

a) Đối với thực vật rừng hồ sơ gồm: các tài liệu về khai thác lâm sản ngoài gỗ quy định tại Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT; bảng kê lâm sản.

b) Đối với động vật rừng: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

Điều 10. Lâm sản nhập khẩu

1. Tờ khai hải quan lâm sản nhập khẩu có xác nhận của cơ quan Hải quan cửa khẩu theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Bảng kê lâm sản (Packing-list) của tổ chức, cá nhân nước ngoài xuất khẩu lâm sản.

3. Văn bản chứng nhận về nguồn gốc lâm sản và các tài liệu khác của nước xuất khẩu (nếu có).

4. Giấy phép CITES đối với lâm sản thuộc danh mục các Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Điều 11. Lâm sản xử lý tịch thu

Hồ sơ lâm sản xử lý tịch thu gồm: quyết định xử lý vụ vi phạm hành chính hoặc quyết định xử lý vật chứng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tịch thu lâm sản sung công quỹ Nhà nước, kèm theo biên bản vụ vi phạm và bảng kê lâm sản.

 

Mục 2

HỒ SƠ LÂM SẢN TRONG LƯU THÔNG

 

Điều 12. Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên trong nước

1. Hồ sơ lâm sản của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

2. Hồ sơ lâm sản của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Điều 13. Lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng tập trung, vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán

1. Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc khai thác từ rừng trồng tập trung của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

2. Hồ sơ lâm sản có nguồn gốc khai thác từ vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

3. Hồ sơ lâm sản do cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Điều 14. Lâm sản nhập khẩu chưa qua chế biến ở trong nước

1. Hồ sơ lâm sản của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

2. Hồ sơ lâm sản của cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

Điều 15. Động vật rừng được gây nuôi trong nước; bộ phận, dẫn xuất của chúng

1. Hồ sơ của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

2. Hồ sơ của cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

Điều 16. Lâm sản sau xử lý tịch thu chưa qua chế biến

1. Hồ sơ lâm sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý xuất ra gồm: hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản do cơ quan bán lâm sản lập.

2. Hồ sơ lâm sản do tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

3. Hồ sơ lâm sản do cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

Điều 17. Lâm sản sau chế biến

1. Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng tự nhiên trong nước của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

2. Lâm sản sau chế biến từ gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu

a) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu của tổ chức quy định tại điểm a, Khoản 4, Điều 26 của Thông tư này xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản.

b) Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu của tổ chức quy định tại điểm b, Khoản 4, Điều 26 của Thông tư này xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

3. Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng tự nhiên trong nước, gỗ nhập khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân xuất ra: bảng kê lâm sản có xác nhậ

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng