Đăng Ký Bảo Hộ Quyền Tác Giả Hay Bảo Hộ Nhãn Hiệu

  • 07/07/2020

Đăng ký nhãn hiệu hay bản quyền tác giả ?

Logo là hình ảnh đại diện thể hiện những đặc trưng tiêu biểu nhất của cho một công ty, một tổ chức. Thông thường, Logo có thể được đăng ký dưới hai dạng: đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho logo dưới loại hình tác phẩm mỹ thuật ứng dụng hoặc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới hình thức bảo hộ nhãn hiệu.


Tùy theo nhu cầu, mục đích, và khả năng tài chính mà có thể lựa chọn một trong hai hình thức bảo hộ nhãn hiệu hoặc quyền tác giả.  Bảo hộ Logo theo cơ chế bảo hộ quyền tác giả, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định tại điều 19, điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo đó mọi hành vi như sao chép, sửa chữa, cắt xén… tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả cho phép bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đối với tác phẩm của mình trong mọi lĩnh vực. Thời hạn bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Khác với cơ chế bảo hộ quyền tác giả, bảo hộ Logo dưới hình hình nhãn hiệu sẽ giúp chủ sở hữu nhãn hiệu ngăn cấm được bên thứ ba sử dụng dấu hiệu  trùng hoặc tương tự trên hàng hóa sản phẩm cùng loại, trùng hoặc tương tự với sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ. Một nhãn hiệu được bảo hộ trong phạm vi nhóm sản phẩm, dịch vụ xin đăng ký cho nhãn hiệu đó. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và có thể ra hạn nhiều lần.

Hiện nay, các doanh nghiệp thường lựa chọn cả hai hình thức bảo hộ trên khi có nhu cầu xây dựng, phát triển và bảo hộ một cách mạnh mẽ nhất tài sản vô hình cực kỳ quan trọng này.

Thông tin cần cung cấp:

-         Mẫu logo cần dự định đăng ký

-         Giấy Uỷ quyền của tác giả/các đồng tác giả

-         Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả

-         Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu chủ sở hữu là công ty)

Ngay sau khi nhận được yêu cầu dịch vụ của Quý khách hàng, YLHD sẽ tư vấn tất cả các vấn đề liên quan để đảm bảo nhãn hiệu của Quý Khách hàng đạt khả năng bảo hộ cao nhất.

Để có thể biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

PROFILE LHD LAW FIRM
1 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    Nguyen Dung
    26/01/2018

    Xin cho hỏi: Nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể (nhãn hiệu được bảo hộ) và Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cái nào có giá trị pháp lý cao hơn? khi có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả làm sản phẩm giống hoặc tương tự, trùng với nhãn hiệu được bảo hộ thì phải làm như thế nào? có kiện ra tòa được không? xin chân thành cảm ơn.

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng