Thành Lập Công Ty Bán Lẻ Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

  • 17/10/2023
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

Kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam đối với Công ty có vốn nước ngoài, đang được xem là lĩnh vực hấp dẫn nhất tại Việt Nam, đặc biệt đối với các đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh.

Thực tế với việc cho phép các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực này, vị thế ngành bán lẻ Việt Nam được nâng lên nhiều, việc hàng loạt trung tâm thương mại được mở ra cũng mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên hiện vẫn có nhiều nhà đầu tư quan tâm chưa nắm được thủ tục mở các cơ sở bán lẻ hoặc phân phối tại Việt Nam.

Với LHD Law Firm chúng tôi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư tiên phong về tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường này, chúng tôi xin có vài chia sẽ như sau:

Thành lập công ty 100 vốn nước ngoài, Thành lập công ty sản xuất 100 vốn nước ngoài

xem điều kiện người nước ngoài kinh doanh tại việt nam

1) Căn cứ pháp luật:

Căn cứ Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và Thông tư số 08/2013/TT-BCT, việc lập cơ sở bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:

Đối với cơ sở bán lẻ thứ nhất: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này (khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2007/NĐ-CP).

Đối với cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất: Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do UBND cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này (khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2007/NĐ-CP). Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ theo các tiêu chí: số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ. Trình tự, thủ tục bao gồm các bước cơ bản sau:

- Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho UBND cấp tỉnh, nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ;

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương.

- Sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Công Thương, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.

2) Về thời hạn của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ

Khoản 2 Điều 15 Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này. Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại và theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này), thời hạn hiệu lực của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bằng thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh”.

Khoản 2 Điều 9 Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định “Đối với trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này, thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh bằng thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư”.

Quý khách có nhu cầu tư vấn hoặc tìm hiểu sâu về lĩnh vực nêu trên vui lòng liên hệ chúng tôi

 

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng