Công ty Luật TNHH LHD là công ty luật trẻ năng động hoạt động độc lập dựa trên cơ sở kết hợp của đội ngũ luật sự trẻ tâm huyết làm việc của tập thể các luật sư, chuyên gia có nhiều thâm niên trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và doanh nghiệp trong nước. Đội ngũ nhân sự của Công ty được đánh giá rất chuyên nghiệp.
Tại Hà Nội - Những điều cần biết khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại Hà Nội. Lựa chọn một loại hình kinh doanh trước khi bắt đầu khởi nghiệp là điều quan trọng và ảnh hưởng không ít đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn và lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây.
Lựa chọn một loại hình kinh doanh trước khi bắt đầu khởi nghiệp là điều quan trọng và ảnh hưởng không ít đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn và lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây.
Một số loại hình thức kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để đăng ký kinh doanh bao gồm:
Để hiểu rõ hơn về các loại hình kinh doanh trước khi lựa chọn tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh, LHD Law Firm phân tích chi tiết như sau:
Áp dụng theo Nghị định số: 01/2021/NĐ-CP
Hộ kinh doanh cá thể là hộ kinh doanh do một cá nhân nào đó hoặc do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh của hộ. Nếu các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện của hộ kinh doanh.
Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện phải là chủ hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký duy nhất một hộ kinh doanh trên phạm vi toàn quốc và được quyền mua cổ phần, góp vốn, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Căn cứ luật doanh nghiệp 2020 và nghị định số: 01/2021/NĐ-CP.
Thế nào là doanh nghiệp tư nhân?
Là một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân đó là một cá nhân và doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp chính là chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động kinh doanh và toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác mà Pháp luật quy định.
Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự quản lý hoặc thuê người quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Nếu thuê người làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Những ưu điểm, nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Thế nào là công ty hợp danh?
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên hợp danh; ngoài ra còn có thể có thêm các thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ, có chuyên môn, có uy tín và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của công ty. Các thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Các thành viên hợp danh của công ty có quyền quản lý công ty, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty, cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ của công ty và có quyền như nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.
Các thành viên góp vốn của công ty được chia lợi nhuận theo tỷ lệ quy định tại Điều lệ công ty và không được quản lý công ty cũng như các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.
Những ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty hợp danh
Thế nào là công ty TNHH một thành viên?
Công ty TNHH một thành viên do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty.
Những ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty TNHH một thành viên
Thế nào là công ty TNHH có hai thành viên trở lên?
Đây là loại hình doanh nghiệp mà trong đó thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Số lượng thành viên tối thiểu trong công ty là 02 và tối đa là 50 thành viên. Công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng có tư cách pháp nhân bắt đầu từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Những ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp mà trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau (cổ phần). Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đã góp.
Cổ đông của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không giới hạn số cổ đông tối đa. Các cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng số cổ phần của mình cho người khác, ngoại trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Công ty cổ phần cũng có tư cách pháp nhân kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có quyền phát hành chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Những ưu điểm, nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần
Các cổ đông chuyển nhượng vốn cho nhau không phải thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mà chỉ cần thực hiện tại nội bộ doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký kinh doanh được thực hiện ở đâu?
Thực hiện thủ tục tại Phòng đăng ký kinh doanh/ Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp thực hiện tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: dangkykinhdoanh.gov.vn
Khi muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể thì đăng ký ở đâu?
Để thành lập hộ kinh doanh cá thể sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi mà hộ kinh doanh đặt trụ sở.
Mất bao lâu để đăng kinh doanh?
Theo Luật doanh nghiệp, thời gian xử lý cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày kể từ ngày cơ quan nhận được hồ sơ hợp lệ.
Đăng ký kinh doanh có cần đến hộ khẩu thường trú không?
Không cần hộ khẩu thường trú của người thành lập mà vẫn có thể thành lập công ty hoặc hộ cá thể ở bất kỳ tỉnh nào.
Cần có bao nhiêu vốn mới có thể đăng ký kinh doanh?
Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp kê khai vốn và sẽ tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty.
Trừ trường hợp các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp thì phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ cần đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đảm bảo đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định của một số ngành nghề cụ thể.
Đăng ký kinh doanh có phải đăng ký trụ sở không?
Theo quy định của pháp luật, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có đăng ký địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Đối với chung cư và nhà tập thể thì sẽ không được đăng ký làm trụ sở công ty hay địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của công ty.
Dùng hộ chiếu để đăng ký kinh doanh được không?
Giấy tờ pháp lý của cá nhân khi đăng ký doanh nghiệp như sau:
Công chức, viên chức nhà nước có được đăng ký doanh nghiệp không?
Các đối tượng không được phép đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp toàn bộ những thắc mắc mà hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm khi thực hiện đăng ký kinh doanh. Và để tránh những rủi ro trong quá trình thành lập cũng như hoạt động của doanh nghiệp, hãy liên hệ với Công ty luật LHD để được giúp đỡ và tư vấn.
Gọi: 02422612929 hoặc 02462604011
Email: hanoi@lhdfirm.com
Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu?
© COPY RIGHT 2025 LHD LAW FIRM