Thủ Tục Mở Tài Khoản Ngân Hàng Cho Nhà Đầu Tư Ra Nước Ngoài

  • 16/04/2019

Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 19/2014/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
  • Quyết định số 1712 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc đính chính thông tư số 19/2014/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

 

  1.  “Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp” là gì?

Là tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu/chi được phép liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

 

  1. Ai được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
  • Nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

 

  1. Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ở đâu?

“Ngân hàng được phép”: bao gồm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh và cung ứng dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật.

 

  1. Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mở để làm gì?

“Việc góp vốn đầu tư bằng tiền của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.” (Khoản 2, điều 4, thông tư 19/2014/TT-NHNN)

Như vậy, mọi giao dịch liên quan đến việc góp vốn của NĐT nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Bên cạnh đó, tài khoản vốn đầu tư trực tiếp cũng được sử dụng để chuyển vốn, lợi nhuận và nguồn thu hợp pháp ra nước ngoài (điều 9 thông tư 19/2014/TT-NHNN).

 

  1. Có được mở nhiều tài khoản vốn đầu tư trực tiếp không? Mỗi tài khoản mở riêng ở mỗi ngân hàng khác nhau có được không?

NĐT và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại 01 (một) ngân hàng được phép và chỉ được mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ lựa chọn.

Trường hợp khoản vay nước ngoài mà đồng tiền đi vay không tương ứng với đồng tiền mà doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng để mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp thì được mở thêm tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại đồng tiền đi vay tại ngân hàng đã mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đang sử dụng.

àNguyên tắc: 1 ngân hàng và 1 tài khoản tại 1 thời điểm.

Ví dụ: Công ty ABC đang mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng USD tại ngân hàng VCB, trong quá trình hoạt động kinh doanh phát sinh một khoản vay nước ngoài bằng đồng EURO à Công ty ABC được phép mở thêm 01 (một) tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nữa bằng đồng EURO nhưng tài khoản này phải được mở tại ngân hàng VCB.

 

  1. Có được đổi ngân hàng mở tài khoản không?

Được.

Khoản 4, điều 7, thông tư 19/2014/TT-NHNN quy định rõ: “Trường hợp có nhu cầu mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp tại một ngân hàng được phép khác, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đóng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở, chuyển toàn bộ số dư trên tài khoản này sang tài khoản mới.”. Thủ tục đóng, mở tài khoản cụ thể do ngân hàng được phép quy định.

Doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện giao dịch thu chi trên tài khoản vốn đầu tư trực tiếp mới mở sau khi đã đóng và tất toán tài khoản vốn đầu tư trực tiếp đã mở trước đây.

 

  1. Có mấy loại tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài?

Có hai loại cơ bản phân theo loại tiền tệ:

  • Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ (có thể là USD, EURO, CNY…)
  • Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam

 

  1. Những giao dịch thu/chi nào được sử dụng với tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?

Chúng ta sẽ chia ra làm hai phần riêng biệt dành riêng cho hai loại tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

  1. Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ
    1. Các giao dịch thu
  • Tiền góp vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ.
  • Tiền rút vốn bằng ngoại tệ từ các khoản vay.
  • Tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư.
  • Ngoại tệ từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài.
  • Các khoản thu hợp pháp khác bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp.
    1. Các giao dịch chi
  • Trả tiền gốc, lãi, phí của các khoản vay.
  • Chuyển ngoại tệ sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tại ngân hàng được phép của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài.
  • Bán ngoại tệ để chuyển vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam.
  • Thanh toán giá trị nhận chuyển nhượng.
  • Chuyển lợi nhuận và các nguồn thu hợp pháp bằng ngoại tệ từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ra khỏi Việt Nam.
  • Chuyển vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ ra khỏi Việt Nam trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chuyển nhượng, giảm vốn hoặc kết thúc, thanh lý, chấm dứt hoạt động của dự án.
  • Các khoản chi họp pháp khác bằng ngoại tệ liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
    1. Tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam
      1.  Các giao dịch thu
  • Tiền góp vốn.
  • Lợi nhuận sau thuế được chia để thực hiện tái đầu tư.
  • Tiền rút vốn từ các khoản vay trong nước.
  • Tiền rút vốn từ các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
  • Tiền thanh toán giá trị chuyển nhượng.
  • Chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam.
    1. Các giao dịch chi
  • Chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam.
  • Chuyển lợi nhuận cho nhà đầu tư.
  • Trả gốc, lãi, phí của các khoản vay trong nước bằng đồng Việt Nam.
  • Trả gốc, lãi, phí của các khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam.
  • Thanh toán giá trị chuyển nhượng.
  • Trả vốn đầu tư bằng đồng Việt Nam cho nhà đầu tư trong trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chuyển nhượng vốn đầu tư và dự án đầu tư, giảm vốn đầu tư hoặc kết thúc, thanh lý và chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.

 

  1. Làm thế nào để chuyển vốn vào Việt Nam trong giai đoạn chuẩn bị?

Trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài được phép chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam để đáp ứng các chi phí hợp pháp cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư tại Việt Nam thông qua tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của mình mở tại ngân hàng được phép.

 

  1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì phần vốn đã chuyển trước đó xử lý thế nào?

Sau khi được cấp GCN đầu tư, nhà đầu tư phải tất toán vốn đầu tư đã chuyển vào Việt Nam trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Việc chuyển phần vốn đó thành vốn góp hay vốn vay nước ngoài được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về đầu tư, về hạch toán kế toán và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam. Nếu chuyển thành khoản vay nước ngoài thì phải tiến hành thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài trung, dài hạn nước ngoài theo quy định của pháp luật.

 

  1. Có được chuyển phần vốn đã chuyển để chuẩn bị ra khỏi Việt Nam?

Có.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không sử dụng hết phần vốn đầu tư đã chuyển vào Việt Nam để đáp ứng chi phí chuẩn bị đầu tư hoặc do không được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc do không tiếp tục thực hiện dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam thì nhà đầu tư được chuyển ra nước ngoài số vốn đầu tư còn lại bằng ngoại tệ và khoản tiền lãi không kỳ hạn phát sinh (nếu có) sau khi trừ đi các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư. Khi chuyển vốn ra nước ngoài, nhà đầu tư phải xuất trình hồ sơ, chứng từ chứng minh hợp lệ về khoản vốn đã chuyển vào Việt Nam và các khoản chi phí hợp pháp phát sinh liên quan đến việc đến việc chuẩn bị đầu tư hay chi phí cho dự án đã đầu tư tại Việt Nam>

Việc chuyển vốn đầu tư còn lại ra nước ngoài được thực hiện thông qua tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ mở tai ngân hàng được phép của nhà đầu tư nước ngoài đã sử dụng để chuyển vốn đầu tư vào Việt Nam.

 

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng