Hậu Quả Pháp Lý Của Việc Làm Giám Đốc Hai Doanh Nghiệp

  • 07/07/2020
Pháp luât quy đinh giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần không được làm Giám đốc hoăc Tổng giám đốc của doanh nghiêp khác vì loại hình công ty cổ phần là loai hình công ty đại chúng, vốn, quyền lơi được chia thành các cổ phần nhỏ, chủ sở hữu công ty là những cổ đông nắm giữ cổ phần. Số lương chủ sở hữu công ty cổ phần lớn và không hạn chế. Do đó việc điều hành quản lý công ty cổ phần rất quan trong, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều chủ thể. Bên canh đó tại khoản 3 điều 116 Luật doanh nghiệp quy đinh về quyền và nhiêm vụ của giám đốc (Tổng giám đốc)  công ty cổ phần rất rộng nên sự điều hành, quản lý của Giám đốc (Tổng giám đốc) là rất quan trọng, vấn đề lợi ích của cá nhân Giám đốc (Tổng giám đốc) với lợi ích tập thể cổ đông cần được bảo vệ. Do đó pháp luật quy đinh chặt chẽ yêu cầu đối với chức vụ giám đốc (Tổng giám đốc) mục đích nhằm đảm bảo sư an toàn quyền lợi của những cổ đông công ty cổ phần, nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm quy định này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

I.          CƠ SỞ PHÁP LÝ.
-                     Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
-                Nghị định của Chính phủ số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp;
-                     Nghị định của Chính phủ số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 04 năm 2010 về đăng ký doanh nghiệp;
-                     Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04 tháng 06 năm 2010 hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp;
-                     Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
-                     Nghị định số 62/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
-                     Thông tư 129/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng ;
-                     Thông tư 130/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp ;
-                     Công văn 13238/BTC-TCT của Bộ Tài chính về việc khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp vi phạm Khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp.
II.         QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP
            Pháp luật Doanh nghiệp quy định trong cùng một thời gian, một cá nốc (hoặc Tổng Giám đốc) của Công ty Cổ phần theo quy định tại Khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005 và Khoản 4 Điều 15 Nghị hân không được đồng thời vừa làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) của Công ty Cổ phần, vừa làm Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp (Công ty khác)
            Khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
            Khoản 4 Điều 15 Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định: Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) của một công ty có thể kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (Tổng giám đốc) của công ty khác, trừ trường hợp Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty khác theo khoản 2 Điều 116 của Luật Doanh nghiệp.
III.        XỬ LÝ VI PHẠM
1.         Xử lý vi phạm hành chính
            Trường hợp Doanh nghiệp doanh nghiệp vi phạm quy định về Giám đđịnh 102/2010/NĐ-CP sẽ bị xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
            Khoản 3, khoản 4 Điều 26 Nghị định 53/2007/NĐ-CP:
            3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi sau:
            a) Đăng ký tổ chức không có quyền tham gia thành lập doanh nghiệp;
            b) Đăng ký cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp;
            c) Không đăng ký việc thuê giám đốc đối với doanh nghiệp tư nhân theo quy định;
            d) Không đăng ký trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có cổ đông của công ty đạt được tỷ lệ cổ phiếu 5% tổng số cổ phần trở lên;
            đ) Không tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính mà không được cơ quan đăng ký kinh doanh gia hạn theo quy định.
            4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau:
            a) Buộc đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với vi phạm quy định tại khoản 1, điểm a và điểm b khoản 3 Điều này, trừ trường hợp vi phạm thuộc diện phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 165 của Luật Doanh nghiệp;
            b) Buộc đăng ký đúng quy định đối với vi phạm quy định tại điểm c và điểm d khoản 3 Điều này;
            c) Buộc thực hiện đúng pháp luật đối với các vi phạm khác.
2.         Xử lý vi phạm về thuế
2.1.       Trong trường hợp theo quyết định của Cơ quan đăng ký kinh doanh, sau khi khắc phục lỗi vi phạm doanh nghiệp vẫn được tiếp tục hoạt động mà chưa đến mức bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và làm thủ tục giải thể doanh nghiệp, nếu các tài liệu trong hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Công ty cổ phần vẫn đáp ứng đủ các điều kiện về kê khai khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định thì công ty cổ phần vẫn được kê khai, khấu trừ, hoàn thuế đầu vào tương ứng.
            Công ty cổ phần không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế.
            Điểm 8 Phần C Thông tư số 129/2008/TT-BTC:
            8. Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
            …
            Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau thời gian đã lập hồ sơ hoàn thuế.
2.2.       Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và làm thủ tục giải thể doanh nghiệp thì các tài liệu trong hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Công ty cổ phần không đảm bảo tính hợp pháp để kê khai khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng.
            Đối với số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ, công ty cổ phần được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc vào tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định của pháp luật.
            Điểm 1.2 (c9) Mục III Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC         
            c) Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
            …
            c.9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc vào tính vào nguyên giá tài sản cố định theo quy định của pháp luật.
 
PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng