Cổ Đông Là Gì? Phân Biệt Các Loại Cổ Đông Trong Công Ty Cổ Phần

  • 02/04/2020

Cổ đông là yếu tố không thể thiếu khi thành lập công ty cổ phần. Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp 2014, cổ đông là gì, các loại cổ đông trong công ty cổ phần khác nhau như nào?

Cổ đông là yếu tố không thể thiếu khi thành lập công ty cổ phần. Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp 2014, cổ đông là gì, các loại cổ đông trong công ty cổ phần khác nhau như nào?

Cổ đông công ty cổ phần là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2014, cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần.

Cổ phần chính là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, cũng chính là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần.

Công ty cổ phần bắt buộc phải có tối thiểu 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa.

Phân biệt các loại cổ đông trong công ty cổ phần

Công ty cổ phần có: Cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Để phân biệt các loại cổ đông trong công ty cổ phần cần dựa vào các yếu tố sau:

Stt

Tiêu chí

Cổ đông sáng lập

Cổ đông phổ thông

Cổ đông ưu đãi

1

Khái niệm

Cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.

Có thể thấy, cổ đông sáng lập cũng chính là cổ đông phổ thông.

Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông.

Người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi.

2

Phân loại

 

 

Gồm 4 loại:

- Cổ đông ưu đãi biểu quyết;

- Cổ đông ưu đãi cổ tức;

- Cổ đông ưu đãi hoàn lại;

- Cổ đông ưu đãi khác theo Điều lệ công ty

3

Quyền chuyển nhượng cổ phần

Bị hạn chế quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

- Chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác;

- Phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập.

Được tự do chuyển nhượng cổ phần trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế trong 03 năm sau khi thành lập.

Cổ đông ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

4

Nghĩa vụ

Phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

 

 

Quý khách cần gặp luật sư để được tư vấn thêm về việc này vui lòng liên hệ số 1900636383 (miễn phí)

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng