Tư Vấn Làm Tập Trung Kinh Tế

  • 08/08/2023

Thông báo tập trung kinh tế (LHD Law Firm) tư vấn và làm hồ sơ

Bước 1: Tư vấn

Bước 2. Làm hồ sơ

Bước 3. Nộp hồ sơ lên Bộ Công Thương

 

NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Hiển thị tất cả

#1. TẬP TRUNG KINH TẾ LÀ GÌ ?

Theo Điều 29 Luật cạnh tranh 2018, có thể rút ra được khái niệm về tập trung kinh tế như sau: Tập trung kinh tế là hành vi của các doanh nghiệp trên thị trường, được thể hiện dưới các hình thức hợp nhất, sáp nhập, mua bán, liên doanh giữa các doanh nghiệp hoặc các hình thức tập trung kinh tế khác. Tập trung kinh tế nhằm làm biến đổi cấu trúc thị trường, hình thành những doanh nghiệp có vị thế lớn hơn hoặc liên kết doanh nghiệp, tăng cường vị thế của mình trên thị trường. 

Theo quy định pháp luật thông báo tập trung kinh tế nghĩa là các doanh nghiệp dự định tập trung kinh tế nếu đạt một ngưỡng nhất định theo quy định của luật thì phải tiến hành nộp bộ hồ sơ thông báo tập trung kinh tế cho Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia. 

#2. KHI NÀO DOANH NGHIỆP PHẢI LÀM TẬP TRUNG KINH TẾ

Các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế phải nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

  • Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
  • Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;
  • Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;
  • Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

Lưu ý: Riêng đối với  các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán dự định tham gia tập trung kinh tế sẽ có ngưỡng thông báo tập trung kinh tế khác.

#3. NGƯỠNG THÔNG BÁO TẬP TRUNG KINH TẾ THEO LUẬT CẠNH TRANH

Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế (trừ các doanh nghiệp tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán) theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh, phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

b) Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế từ 1.000 tỷ đồng trở lên;

d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

2. Các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán dự định tham gia tập trung kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật Cạnh tranh phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia trước khi thực hiện tập trung kinh tế nếu thuộc trong một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên, của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 15.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng tài sản trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt 20% trở lên trên tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng trên thị trường Việt Nam trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

b) Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bảo hiểm liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên đạt 10.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của công ty hoặc nhóm công ty chứng khoán liên kết mà công ty đó là thành viên đạt 3.000 tỷ đồng trở lên trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế; tổng doanh thu trên thị trường Việt Nam của tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng liên kết mà tổ chức tín dụng đó là thành viên đạt từ 20% trở lên trên tổng doanh thu của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

c) Giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán từ 3.000 tỷ đồng trở lên; giá trị giao dịch của tập trung kinh tế của tổ chức tín dụng từ 20% trở lên trên tổng vốn điều lệ của hệ thống các tổ chức tín dụng trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế;

d) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liên kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế.

3. Trường hợp tập trung kinh tế được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam, ngưỡng thông báo tập trung kinh tế được áp dụng theo điểm a, b hoặc d của khoản 1, điểm a, b hoặc d của khoản 2 Điều này.

#4. LHD LAW FIRM TƯ VẤN LÀM HỒ SƠ TẬP TRUNG KINH TẾ

LHD sẽ tư vấn và tiến hành các thủ tục sau

Nội dung thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế bao gồm:

  • Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 31 của Luật này và các biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh;
  • Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 32 của Luật Cạnh tranh và các biện pháp tăng cường tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;
  • Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế để làm cơ sở xem xét, quyết định về việc tập trung kinh tế.

Liên hệ sử dụng dịch vụ 

Hồ Chí Minh:  02822446739 - Hà Nội:  02422612929 - Đà Nẵng:  02366532929

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng