Quy Định Chi Tiết Về Cấp Giấy Phép Lao Động

  • 16/08/2018
Quy định chi tiết về cấp giấy phép lao động, LHD Law Firm hướng dẫn chi tiết theo  Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nghị định này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/04/2016

Quy định chi tiết về cấp giấy phép lao động

Về giấy chứng nhận sức khỏe, ở Nghị định 11 quy định giấy chứng nhận này chỉ có giá trị trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.

Ngoài ra tại Điều 10 của Nghị định cũng đề cập đến việc phải có phiếu lý lịch tư pháp hoặc các văn bản tương đương xác nhận người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải là người phạm tội hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại nước sở tại. Đối với người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp, các văn bản này chỉ có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

Người lao động nước ngoài cũng cần phải xuất trình được giấy tờ chứng minh mình là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kĩ thuật. Tuy nhiên trong nghị định lại không quy định rõ những giấy tờ chứng minh nào là hợp lệ. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như người lao động khi thực hiện việc chứng minh với Sở LĐ-TB&XH, trong khi quy định cũ (Nghị định 102) chỉ yêu cầu văn bản xác nhận là đủ.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt

So với Nghị định 102, Nghị định 11 bổ sung Khoản 8 Điều 10 về hồ sơ xin cấp giấy phép lao động của một số trường hợp đặc biệt như sau:

§  Đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động;

§  Đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà làm khác vị trí công việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động;

§  Đã được cấp giấy phép lao động nhưng hết hiệu lực theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật Lao động mà có nhu cầu tiếp tục làm việc cùng vị trí công việc đã ghi trong giấy phép lao động;

§  Đã được cấp giấy phép lao động theo các trường hợp trên căc cứ vào quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP.

Thứ nhất, về lí lịch tư pháp:

Theo quy định mới hiện nay thì đối với Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp, quy định này đã đơn giản hơn rất nhiều so với quy định trước đây (khi người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì yêu cầu cả Phiếu lí lịch tư pháp tại Việt Nam và Phiếu lí lịch tư pháp cấp tại nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng).

Thứ hai, về thời hạn cấp Giấy phép lao động:

Theo quy định mới thì “ Trong 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”, như vậy, so với quy định hiện hành thời gian cấp Giấy phép lao động đã giảm từ 10 ngày xuống còn 7 ngày.

Như vậy, kể từ 01/04/2016, việc xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài đã có nhiều quy định thuận lợi hơn so với Nghị định 102/2013/NĐ-CP, đơn giản hóa thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian xin cấp phép cho người lao động.

Trân trọng 

Liên hệ dịch vụ "Giấy phép lao động

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng