Thành Lập Công Ty Logistics 100 Vốn Nước Ngoài

  • 15/07/2019

 Thành lập công ty vốn nước ngoài dịch vụ chuyên nghiệp của Luật Hồng Đức (LHD Law Firm) tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại năm 2005 dịch vụ thành lập công ty logistic được hiểu là: “hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ các, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao…

Khi một chủ thể kinh doanh bất kỳ một loại hình dịch vụ nào trong thương mại, dĩ nhiên các chủ thể đó phải đáp ứng những điều kiện kinh doanh nhất định. Về điều kiện kinh doanh dịch vụ thành lập công ty logistic được quy định khá chi tiết trong Điều 234 Luật thương mại và Nghị định của Chính Phủ số 140/2007/ NĐ – CP ngày 5 tháng 9 năm 2007 quy định chi tiết luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ thành lập công ty logistic. |

Trước hết, theo Khoản 1 Điều 234 Luật thương mại năm 2005 đã quy định: “ Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic theo quy định của pháp luật”. Như vậy, theo quy định này chúng ta có thể hiểu chủ thể kinh doanh dịch vụ thành lập công ty logistic phải là thương nhân. Theo khoản 1 Điều 6 Luật thương mại, thương nhân được hiểu là “bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Mặt khác, các thương nhân này phải đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ thành lập công ty logistic mà các điều kiện này đã được quy định rất chi tiết trong các Điều 5, Điều 6 và Điều 7 của Nghị định 140/2007/NĐ – CP.

Thứ nhất, về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ logistic chủ yếu – quy định tại Khoản 1 Điều 4 (được quy định chi tiết tại Điều 5 Nghị định 140/2007/NĐ-CP) bao gồm điều kiện cho thương nhân nước ngoài và thương nhân Việt Nam.

- Đối với thương nhân Việt Nam gồm có hai điều kiện cơ bản:

+ Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

+ Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu

- Đối với thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ thành lập công ty logistic cũng bao gồm 2 điều kiện chính:

+ Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng nhu cầu.

+ Điều kiện về góp vốn:

Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;

Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;

Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.

Thứ hai, đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ thành lập công ty logistic liên quan đến vận tải theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP:

- Đối với thương nhân Việt Nam cũng phải đáp ứng hai điều kiện:

+ Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam

+ Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Đối với thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ thành lập công ty logistic ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung chỉ được kinh doanh các dịch vụ logistic khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thuỷ nội địa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010;

+ Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Thứ ba, điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh các dịch vụ thành lập công ty logistic liên quan khác theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP:

- Đối với thương nhân Việt Nam chỉ cần đáp ứng điều kiện là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.

- Đối với thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật:

Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.

Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.

Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

+ Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.

+ Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Như vậy, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP đã quy định rõ về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic đối với cả thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài.

Phát triển dịch vụ logistic sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế. Dịch vụ logistic là một trong 12 nhóm ngành ưu tiên trong cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng như thời hạn cam kết của Việt Nam sẽ giảm dần và kết thúc vào năm 2014. Khi nước ta mở của thị trường này theo như cam kết thì việc xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp là điều vô cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ này.

Liên hệ sử dụng dịch vụ của LHD Law Firm 

 

PROFILE LHD LAW FIRM
2 bình luận trong bài viết này
  1. Visitor
    Trương Công Thành
    21/06/2017

    Xin chào Luật sư ! Hiện nay công ty chúng tôi (Hàn Quốc) muốn thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài khác tại Việt Nam để làm dịch vụ vận tải hàng hàng hóa phục vụ trong khu công nghiệp (vận chuyển hàng, làm thủ tục hải quan) Có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài được không, và thủ tục thành lập công ty là như thế nào Thanks

  2. Visitor
    Nguyễn Thị Loan
    24/08/2017

    Xin chào Luật sư ! Hiện nay công ty chúng tôi (Hàn Quốc) muốn thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để làm dịch vụ kho bãi - kho ngoại quan. Có thể thành lập công ty 100% vốn nước ngoài được không, và thủ tục thành lập công ty là như thế nào Thanks

Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng