Thủ Tục Thành Lập Công Ty Logistics

  • 31/12/2019

Các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới - đó là khuyến cáo của Tiến sĩ Nguyễn Tương, nguyên Trưởng ban Ban Quan hệ với ASEAN, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế Bộ Giao thông - Vận tải.

Các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics trong nước sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt trong thời gian tới - đó là khuyến cáo của Tiến sĩ Nguyễn Tương, nguyên Trưởng ban Ban Quan hệ với ASEAN, Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế Bộ Giao thông - Vận tải.

Cơ sở để Tiến sĩ Nguyễn Tương đưa ra khuyến cáo trên là vì, thời điểm cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực logistics sẽ đến trong năm 2012, hoặc chậm nhất là năm 2014.

Tiến sĩ Nguyễn Tương cho biết, hoạt động logistics gồm nhiều công đoạn, trong đó công đoạn "tồn kho" và "vận tải" đóng vai trò hết sức quan trọng. Chỉ tính riêng vận tải đã chiếm từ 40 - 60% toàn bộ chi phí của hoạt động logistics. Trong vận tải thì vận tải đa phương thức có vai trò quyết định sự thành công của logisitcs vận tải. Vì vậy, theo ông Nguyễn Tương, các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics cần nắm vững các cam kết về dịch vụ vận tải giữa Việt Nam và các nước thành viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và trong ASEAN.

Theo cam kết trong WTO, Việt Nam sẽ mở cửa đối với các loại hình dịch vụ vận tải gồm: Vận tải biển, hàng không, đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Tuy chưa chính thức cam kết "dịch vụ logistics" và "dịch vụ vận tải đa phương thức" trong WTO, nhưng trong các cam kết của Việt Nam về năm loại hình dịch vụ vận tải và các phân ngành trong từng loại hình dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải biển, thì đã thể hiện các nội dung liên quan đến dịch vụ logistics. Đây là một điểm cần chú ý vì các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài sẽ vận dụng để cung cấp dịch vụ logistics trên đất nước Việt Nam.

Điều mà các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài quan tâm nhất là việc cho phép "hiện diện thương mại" tại Việt Nam. Các cam kết về dịch vụ vận tải đều quy định thời hạn chưa được thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 năm, mà chủ yếu là 5 năm, bắt đầu từ 2007. Như vậy, đến năm 2012 và muộn nhất là 2014, các doanh nghiệp nước ngoài được phép thành lập công ty 100% vốn của họ để kinh doanh các dịch vụ liên quan tới hoạt động logistics. Đây quả là một thách thức to lớn đối với các nhà cung cấp dịch vụ logistics Việt Nam.

Riêng dịch vụ cảng biển, các nhà cung cấp dịch vụ vận tải đường biển quốc tế được sử dụng các dịch vụ tại cảng biển Việt Nam dựa trên các điều kiện hợp lý và "không phân biệt đối xử" như: hoa tiêu, lai dắt, cung cấp thực phẩm, dịch vụ cảng vụ, dịch vụ neo đậu, cập cầu, tiếp cận các dịch vụ đại lý hàng hải...

Năm 2013 là mốc thời gian được đặt ra để tự do hóa hầu hết các phân ngành chủ yếu trong dịch vụ logistics ở khu vực ASEAN. Để thực hiện mục tiêu đó năm 2007, ASEAN đã thông qua lộ trình vận tải biển và đang thực hiện lộ trình logistics nhằm đẩy nhanh tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa các phân ngành tiến tới biến ASEAN thành một trung tâm dịch vụ logistics của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Để hội nhập nhanh dịch vụ logistics, các nước ASEAN đã đề ra 4 nội dung cụ thể: Tự do hóa thương mại, dỡ bỏ rào cản thuế và phi thuế quan cho hàng hóa lưu chuyển được thuận lợi (theo lộ trình đến năm 2015 dòng thuế nội bộ ASEAN sẽ bằng 0); Tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics; Nâng cao năng lực quản lý logistics; Phát triển nguồn nhân lực. Nhằm bảo đảm cho các thỏa thuận khu vực được thực hiện tốt, nhiều quốc gia ASEAN đang ưu tiên cho việc nâng cao hạ tầng cảng biển và mở rộng năng lực kho bãi, thúc đẩy dịch vụ logistics phát triển.

1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (Luật sư soạn thảo).

2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm) (Luật sư soạn thảo).

3. Hồ sơ pháp lý liên quan đến địa chỉ trụ sở chính và địa điểm thực hiện dự án = hợp đồng thuê văn phòng, hợp đồng thuê nhà xưởng, thuê đất ... (nhà đầu tư cung cấp).

4. Dự thảo Ðiều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (được người đại diện theo pháp luật, các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền ký từng trang) (Luật sư soạn thảo).

5. Danh sách thành viên công ty nước ngoài (Luật sư soạn thảo).

6. Chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài.

7. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập (nhà đầu tư cung cấp) như sau:

- Ðối với thành viên sáng lập là pháp nhân:

Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các loại giấy tờ: Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận Ðăng ký kinh doanh hoặc Giấy tờ tương đương khác, Ðiều lệ (đối với pháp nhân trong nước);

- Ðối với thành viên sáng lập là cá nhân:

Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (bản sao có công chứng không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực;

8. Văn bản uỷ quyền của Chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền./.

9. Báo cáo giải trình, để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra hồ sơ trước khi cấp chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp./.

PROFILE LHD LAW FIRM
0 bình luận trong bài viết này
Gửi bình luận
captcha

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

+6888+

Khách hàng

+1689+

Dự án

+39+

Nhân sự

3+

Văn phòng