Công ty Luật TNHH LHD là công ty luật trẻ năng động hoạt động độc lập dựa trên cơ sở kết hợp của đội ngũ luật sự trẻ tâm huyết làm việc của tập thể các luật sư, chuyên gia có nhiều thâm niên trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho cộng đồng các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và doanh nghiệp trong nước. Đội ngũ nhân sự của Công ty được đánh giá rất chuyên nghiệp.
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói là tiến hành các thủ tục theo quy định pháp luật để lập ra pháp nhân theo Luật Việt Nam. Các loại hình công ty có thể làm bao gồm: Công ty TNHH ( công ty trách nhiệm hữu hạn), Công ty Cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh nước ngoài
Thành lập công ty trọn gói là việc khách hàng chỉ cần cung cấp CMND, Hộ Chiếu/ CCCD để LHD Law Firm tiến hành các thủ tục theo quy định pháp luật để lập ra pháp nhân theo Luật Việt Nam gồm có tư vấn pháp luật doanh nghiệp, Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, đăng ký kinh doanh, làm con dấu và khai báo thuế ban đầu, đăng ký hoá đơn cho doanh nghiệp.
Theo quy trình tư vấn của LHD Law Firm quý khách sẽ được gặp và trao đổi thông tin trước khi tiến hành thành lập công ty
Cụ thể tại buổi tư vấn đầu tiên LHD Law Firm sẽ nằm bắt được nhu cầu khách mong muốn và đưa ra lời tư vấn cụ thể cho các vấn đề thắc mắc
Để thành lập công ty Start-up cần nắm rõ quy trình các bước cơ bản như sau
Bước này sẽ bao gồm việc gửi email tư vấn chi tiết và kèm theo bảng báo phí của LHD Law Firm, Nếu khách đồng ý sẽ tiến hành ký hợp đồng và sau đó chúng tôi sẽ gửi mẫu thoả thuận trước khi thành lập cho các thành viên xem và ký để thực hiện dịch vụ thành lập công ty.
Bước này LHD sẽ soạn thảo văn bản và tiến hành nộp hồ sơ lên DPI để đăng ký kinh doanh
Bước này quan trọng nhất vì phải làm con dấu, mở tài khoản ngân hàng, hướng dẫn góp vốn và kê khai mua đơn cho doanh nghiệp
(Nếu làm sai sẽ bị phạt rất nhiều, do đó cần phải có kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện hoàn hảo)
Ví vụ về 1 bảng báo phí của LHD cho việc thành lập công ty trọn gói
Bạn đang chuẩn bị thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp nhưng không biết phải chuẩn bị hồ sơ như thế nào, tiến hành các bước đăng ký ra sao, …? Đừng lo lắng! Hãy tham khảo ngay bài chia sẻ A – Z về thủ tục thành lập công ty của LHD Law Firm.
1. Căn cứ pháp lý của thủ tục thành lập công ty
2. Nơi nhận hồ sơ và trả kết quả thành lập doanh nghiệp
Cơ quan thụ lý và giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở.
Lưu ý: Từ năm 2022, tại Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Hà Nội, Sở Kế hoạch Đầu tư 2 thành phố này chỉ nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp nộp online qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, không nhận hồ sơ nộp trực tiếp (bản giấy). Do đó, để tối ưu thời gian nhận kết quả, các doanh nghiệp có thể liên hệ với LHD Law Firm để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ toàn bộ quy trình xin giấy phép thành lập công ty.
3. Quy trình thành lập công ty (LHD Law Firm)
3.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị giấy tờ tùy thân để thành lập doanh nghiệp
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2020, khi thành lập công ty, cá nhân cần chuẩn bị 1 trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu: bản sao y, công chứng không quá 3 tháng
Số lượng: 1 thành viên/1 giấy tờ tùy thân.
Mẹo: Việc sao y, chứng thực giấy tờ tùy thân khi thực hiện tại các phòng công chứng tư sẽ nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho bạn.
3.2. Giai đoạn 2: Chuẩn bị thông tin thành lập công ty
Bước 1: Lựa chọn loại hình công ty định thành lập. Với Luật Doanh Nghiệp 2020, có 5 loại hình công ty cho khối doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, có 3 loại hình công ty phổ biến thường được đăng ký, đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH 1TV – có 1 thành viên, do 1 cá nhân làm chủ), công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Công ty TNHH 2TV – có từ 02 đến 50 thành viên) và công ty cổ phần (Công ty CP – có từ 03 thành viên trở lên). Bạn phải xác định được loại hình công ty mà bạn muốn thành lập, trước khi chuẩn bị các bước tiếp theo.
Bước 2: Xác định thông tin cá nhân của chủ sở hữu/thành viên công ty hoặc cổ đông. Xác định người đại diện theo pháp luật và chức danh cụ thể của người đại diện theo pháp luật. (Giám đốc/Tổng giám đốc).
Bước 3: Chuẩn bị tên công ty. Hiện tại, tên công ty/doanh nghiệp đã được đồng bộ hóa dữ liệu trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia. Việc đăng ký tên công ty trùng hoặc gây nhầm lẫn sẽ không được chấp thuận khi đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Xác định vốn điều lệ của công ty. Tùy thuộc vào ngành nghề và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của riêng bạn, hãy đăng ký vốn điều lệ phù hợp. Vốn điều lệ không chỉ ảnh hưởng đến năng lược hoạt động của công ty bạn (về mặt pháp lý) mà còn ảnh hưởng đến số thuế môn bài phải nộp hằng năm. Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống, lệ phí môn bài: 2 triệu /năm. Trên 10 tỷ, lệ phí môn bài: 3 triệu/năm.
Bước 5: Xác định địa chỉ trụ sở chính. Địa chỉ trụ sở chính phải thuộc quyền sỡ hữu hợp pháp của doanh nghiệp. Địa chỉ trụ sở chính khi đăng ký thành lập công ty phải rõ ràng từ mức địa chỉ cấp 4, bao gồm: số nhà, tên đường/thôn/xóm/ấp – Xã/phường/Thị trấn – Quận/Huyện/Thị Xã/Thành phố trực thuộc tỉnh – Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương
Bước 6: Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp được đăng ký không hạn chế các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, ngành nghề phải được mã hóa và đăng ký theo mã ngành cấp 4 đã được quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Bước 7: Ngoài ra, theo Luật Doanh Nghiệp 2020 có quy định, khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký số điện thoại công ty. Số điện thoại này có thể là số điện thoại bàn hoặc số điện thoại di động.
3.3. Giai đoạn 3: Soạn thảo hồ sơ và quy trình nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Bước 1: Hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ mở công ty sẽ bao gồm những mẫu biểu đã được quy định cụ thể tại Luật Doanh Nghiệp 2020 và Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp cụ thể, sẽ có những mẫu biểu khác nhau. Nhưng cơ bản, sẽ bao gồm những mẫu biểu sau:
Lưu ý: Tất cả các thành viên công ty/chủ sở hữu ký tên vào các hồ sơ được liệt kê bên trên. Nên ký hồ sơ bằng mực xanh và chữ ký nên đồng nhất giữa tất cả hồ sơ
Bước 2: Quy trình nộp hồ sơ thành lập công ty và thời gian trả kết quả đăng ký doanh
Cách 1: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại sở KH-ĐT
Sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Lưu ý: Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập ở mục 2: Tại Tp.HCM và Hà Nội, Sở Kế Hoạch Đầu Tư hiện tại không nhận hồ sơ trực tiếp, việc thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty tất cả phải làm online qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Cách 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thông qua hệ thống Cổng Thông Tin Quốc Gia về đăng ký doanh nghiệp
Có 2 trường hợp xảy ra:
Lưu ý: Việc nhập liệu trong bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty và tại cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia phải đồng nhất. Nếu xảy ra sai lệch thông tin giữa 2 loại hồ sơ này, bạn phải cập nhật, bổ sung lại dữ liệu và sẽ mất thêm 03 ngày làm việc để Sở KH-DT cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3.4. Giai đoạn 4: Hoàn thiện thủ tục pháp lý sau khi thành lập công ty
Với việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp, từ khi Luật Doanh Nghiệp 2020 có hiệu lực ngày 01/07/2015, thì mã số doanh nghiệp và mã số thuế là 1. Quy trình cấp mã số thuế và mã số doanh nghiệp được hiểu đơn giản như sau:
Quy trình cấp mã số doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Sở KH-ĐT tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương => hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ => Sở KH-ĐT sẽ gởi 1 “lệnh” lên hệ thống liên thông giữa sở KH-ĐT và cục thuế tỉnh/thành phố => Cục thuế tỉnh/thành phố sẽ căn cứ vào hệ thống quản lý, cấp 1 dãy số gồm 10 chữ số (mã số thuế) lên hệ thống liên thông=> Sở kế hoạch đầu tư sẽ dùng dãy số này và cấp mã số doanh nghiệp.
Như vậy, từ năm 2015, Sở KH-ĐT sẽ không kiểm tra, xác minh các thông tin mà doanh nghiệp đăng ký. Sở KH-ĐT sẽ cấp phép khi bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ. Việc kiểm tra thông tin doanh nghiệp sau thành lập, sẽ do chi cục thuế/cục thuế quản lý trực tiếp. Vì thế, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn phải thực hiện các thủ tục pháp lý sau đây để tuân thủ các quy định về thuế, tránh bị phạt đáng tiếc.
Bước 1: Khắc con dấu tròn công ty
Bước 2: Đặt bảng hiệu công ty và gắn bảng hiệu trước địa chỉ trụ sở chính. Không có quy định cụ thể về nội dung, kích thước bảng hiệu. Nhưng bảng hiệu phải đảm bảo rõ ràng, thể hiện được 3 thông tin cơ bản của công ty đó là: Tên công ty - Mã số thuế - Địa chỉ.
Bước 3: Kê khai thuế ban đầu với chi cục thuế/cục thuế quản lý. Hồ sơ kê khai thuế ban đầu sẽ bao gồm một số hồ sơ sau: Công văn đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định. Công văn đăng ký hình thức kế toán. Quyết định bổ nhiệm kế toán, bổ nhiệm giám đốc.... Hồ sơ thuế ban đầu là không cố định về mẫu biểu cũng như số lượng mẫu biểu. Tùy chi cục thuế/cục thuế quản lý, sẽ có những yêu cầu khác nhau về mẫu biểu đăng ký.
Bước 4: Mở tài khoản ngân hàng cho công ty. Vì trong quá trình hoạt động, những hóa đơn mua vào từ 20 triệu trở lên phải được chuyển khoản từ tài khoản bên mua (công ty bạn) qua tài khoản công ty bên bán. Lúc đó, những khoản chi phí này mới được xem là chi phí được trừ (chi phí hợp lý, hợp lệ) của doanh nghiệp theo Luật Quản Lý Thuế.
Bước 5: Đăng ký chữ ký số và đăng ký tài khoản tại hệ thống thuế điện tử của Tổng Cục Thuế. Từ năm 2013, việc kê khai thuế bắt buộc phải thực hiện qua mạng.
Bước 6: Đăng ký hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và nộp quyết định sử dụng hóa đơn. Từ tháng 04/2022, việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã được áp dụng trên toàn quốc.
4. Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty đối với từng loại hình doanh nghiệp
4.1. Về trình tự nộp hồ sơ
Cách thức thực hiện:
Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo phương thức sau đây:
a) Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
b) Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
c) Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
Xem thêm (Dịch vụ thành lập công ty của LHD Law Firm)
Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
a) Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
b) Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
c) Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
d) Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu Công ty Luật LHD soạn thảo)
2. Dự thảo Điều lệ công ty. (theo mẫu Công ty Luật LHD soạn thảo)
3. Danh sách thành viên và các giấy tờ cá nhân kèm theo sau đây: (LHD hướng dẫn)
Giấy tờ khách hàng cần cung cấp
a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo LHD soạn thảo)
2. Dự thảo Điều lệ công ty. (LHD soạn thảo)
3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
Giấy tờ khách hàng cần cung cấp
a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
# Thứ nhất
Hồ sơ yêu cầu: Chỉ cần CMND/Thẻ Căn Cước hoặc hộ chiếu sao y không quá 03 tháng
# Thứ hai
Vốn điều lệ: Theo năng lực nhà đầu tư, không yêu cầu chứng minh
# Thứ ba
☑ Loại hình TNHH một thành viên thay cho Doanh nghiệp tư nhân
☑ Loại hình ưa thích: TNHH hoặc cổ phẩn
# Thứ Tư
[ Khai báo thuế ban đầu
[ Mở tài khoản ngân hàng
[ Báo cáo thuế online theo hệ thông torken, và hệ thống khai báo thuế điện tử
→ Thành lập công ty trọn gói mất bao lâu ?
☑ BẠN CHỌN 07 NGÀY HAY 10 NGÀY LÀ DO BẠN QUYẾT ĐỊNH
✔️ VỚI CHÚNG TÔI: 03 NGÀY LÀM VIỆC LÀ HỢP LÝ
✔️ CẦN THIẾT HƠN 1 NGÀY XONG VẪN ĐƯỢC (DỊCH VỤ SIÊU TỐC)
☑ HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY CẦN NHỮNG GÌ ?
☇ CMND/THẺ CĂN CƯỚC/HỘ CHIẾU SAO Y KHÔNG QUÁ 06 THÁNG
# Mở rộng: Thành lập công ty xong hoạt động thế nào ? Thuế phải đóng ? Xử lý tranh chấp nội bộ ra sao ?
Tất cả các thắc mắc trên sẽ được giải đáp ngay khi bạn liên hệ với Chúng tôi
✔️ Hồ Chí Minh ☎ 02822612929 hoặc ☒ all@lhdfirm.com
✔️ Hà Nội ☎ 02422612929 hoặc ☒ hanoi@lhdfirm.com
✔️ Đà Nẵng ☎ 02366532929 hoặc ☒ all@lhdfirm.com
Bước này chi tiết như sau:
Sao y CMND/Căn cước hoặc Hộ Chiếu 02 bản mỗi bộ
Đặt tên công ty
Soạn thảo điều lệ công ty
Soạn thảo đơn và danh sách điều lệ theo Hướng dẫn của Sở Kế Hoạch Đầu Tư
Nộp đơn tại Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư thông qua Cổng DPI
Sau khi được Chấp nhận online thì tiến hành nộp hồ sơ gốc lên DPI để nhận giấy đăng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có chứng nhận đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp sẽ tiến hành làm con dấu Công ty
Con dấu hiện nay không cần phải công bố và có thể sử dụng ngay khi nhận được
Bước này gồm có hai phần
Nếu khách hàng chỉ sử dụng dịch vụ thành lập công ty, Luật Hồng Đức sẽ chỉ khai thuế ban đầu rồi bàn giao hồ sơ hoặc sẽ nhận kế toán dịch vụ báo cáo thuế hàng tháng
Các loại thuế Công ty phải đóng hoặc kê khai khi hoạt động của một doanh nghiệp
Các loại thuế doanh nghiệp tại Việt Nam phải đóng
1. Thuế môn bài
Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.
Căn cứ để tính thuế môn bài đối với Doanh nghiệp là dựa vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh và được xác định theo Mức như sau:
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều 11 của Thông tư 78/2014/TTBTC theo đó: Kể từ ngày 01/01/2014, mức thuế suất thuế TNDN là 20% hoặc là 22% tùy theo doanh thu năm trước liền kề của từng DN.
Lưu ý
Đối với doanh nghiệp mới thành lập tạm thời áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 22%, đến khi kết thúc năm tài chính (hết ngày 31/12, với các doanh nghiệp áp dụng năm tài chính theo năm dương lịch) nếu DT bình quân của các tháng trong năm không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì DN quyết toán thuế TNDN phải nộp của năm tài chính theo mức thuế suất là 20%. DT được xác định căn cứ vào chỉ tiêu tổng DT bán hàng hóa, cung cấp DV của DN chỉ tiêu MS [01] và chỉ tiêu MS [08] trên Phụ lục kết quả hoạt động SXKD theo Mẫu số 03- 1A/TNDN kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN.
Doanh thu bình quân của các tháng trong năm đầu tiên không vượt quá 1,67 tỷ đồng thì năm tiếp theo doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 20%.
MẪU MỘT BỘ HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA MỘT CÔNG TY
CÁC CÔNG VIỆC PHẢI LÀM CỦA KẾ TOÁN SAU KHI CÔNG TY ĐƯỢC THÀNH LẬP
☑ Lập và nộp tờ khai thuế GTGT
☑ Lập và nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính
☑ Lập và nộp tờ khai thuế TNCN tạm tính
☑ Lập và nộp tình hình sử dụng hóa đơn
☑ Lập sổ sách kế toán
☑ Lập bảng lương, tính thuế TNCN, tính BHXH
☑ Xin mã số thuế thu nhập cá nhân cho người lao động
☑ Quyết toán thuế TNCN
☑ Quyết toán thuế TNDN
☑ Lập báo cáo tài chính
☑ Nộp hộ tiền thuế qua nộp thuế điện tử
☑ Giải trình với cơ quan thuế khi được yêu cầu
☑ Đăng ký bảo hiểm xã hội
☑ Tư vấn lựa chọn các loại hình
☑ Tư vấn đặt tên công ty
☑ Tư vấn chọn và đặt trụ sở
☑ Tư vấn vốn điều lệ hoặc vốn pháp định theo yêu cầu từ ngành nghề kinh doanh.
☑ Tư vấn về việc góp vốn, tham gia điều hành của thành viên, Cổ đông, Người sáng lập của công ty (Phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành).
⇒ TẶNG BẠN NÓN BẢO HIỂM
⇒ TẶNG MẪU HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CHUẨN NHẤT
⇒ TẶNG PHIẾU 500K CHO DỊCH VỤ THUÊ VĂN PHÒNG ẢO ► DÙNG ĐẶT TRỤ SỞ CÔNG TY HOẶC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
⇒ TẶNG PHIẾU 500K CHO DỊCH VỤ KÊ KHAI BẢO HIỂM XÃ HỘI
⇒ TẶNG 500K CHO DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ HÀNG THÁNG TẠI LHD LAW FIRM
☎ 02822612929 - ☒ all@lhdfirm.com☖ 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh☒ Tải mẫu đơn đăng ký thành lập CÔNG TY TẠI ĐÂY
1. Tên công ty
- Đặt tên công ty (theo chúng tôi tên công ty càng ngắn gọn càng tốt, đặc biệt không nên thêm ngành nghề và trước tên công ty).
- Tên công ty phải gắn liền với sự phát triển của thương hiệu sau này, vì vậy cần tra cứu nhãn hiệu trước khi chọn đặt tên.
- Tên công ty nên hướng tên công ty cũng cần thể hiện được tính phong thủy và đặc biệt phải có ý nghĩa.
2. Vốn điều lệ hoặc pháp định công ty
- Đối với những công ty có yêu cầu về vốn pháp định thì không cần bàn cãi, tuy nhiên đối với các công ty không yêu cầu vốn pháp định thì phải dựa vào các tiêu chí sau:
- Vốn phải thể hiện tinh thần thật của công ty (tức các thành viên phải nghiêm túc góp vốn, nếu thành viên nào chưa góp đủ phải ghi giấy nợ công ty)
- LHD sẽ hướng dẫn cho người chịu trách nhiệm trước pháp luật nên am hiểu vốn phải thể hiện sự chuyên nghiệp: Tức là vốn tối thiểu phải đạt được ít nhất bằng đơn hàng lớn công ty dự định ký)
- Vốn phải được góp theo đúng trình tự của Luật Doanh Nghiệp (Công ty TNHH 3 năm, công ty cổ phần 90 ngày) kể từ ngày thành lập.
3. Loại hình đăng ký thành lập công ty
☑ Nên thành lập công ty TNHH hay Cổ Phần ?
4. Năng lực quản lý trong công ty
Năng lực quản lý tức đội ngũ điều hành thông thường gồm có CEO, CFO, HR nắm vị trí then chốt, trường hợp các nhà sáng lập không giỏi quản lý tốt nhất nên thuê, đặc biệt vị trí CEO, CFO.4. Năng lực người quản lý công ty.
Hy vọng với những gì tâm huyết nhất cho dịch vụ Tư vấn thành lập công ty tại Luật Hồng Đức sẽ giúp quý khách hàng đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp phát triển công ty.
5. Thuế phải nộp sau khi công ty được thành lập
+ Thuế môn bài:
Mỗi năm nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ, đối với năm đầu tiên còn tuỳ thuộc vào thời điểm thành lập, nếu sau thời điểm 30/06 chỉ phải nộp 1/2 mức thuế theo biểu thuế của năm.
+ Mức thuế môn bài quy đinh theo khung như sau:
- Bậc 1: 3 triệu (Vốn đăng ký là trên 10 tỉ)
- Bậc 2: 2 triệu (Vốn đăng ký dưới 10 tỉ)
- Bậc 3: 1 triệu (dành cho chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp kinh tế khác)
+ Thuế giá trị gia tăng: Kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng của tháng trước trước ngày 20 của tháng tiếp theo.
+ Thuế thu nhập công ty: Kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập công ty hàng năm.
- Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm là 22% lợi nhuận riêng các công ty mới thành lập mức này có thể được ưu đãi chỉ 20%.
- Ngoài ra tuỳ thuộc vào quá trình hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp có thể phát sinh những loại thuế thác nhau.
+Thuế thu nhập cá nhân: Chủ doanh nghiệp và nhân viên phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của luật Thuế thu nhập cá nhân.
+ Thuế xuất nhập khẩu: Nếu doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu.
- Thuế xuất nhập khẩu được tính tùy thuộc vào các mặt hàng xuất nhập khẩu.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt:Nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến những hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế tiêu thụ đặc biết được đánh vào những mặt hàng hoặc dịch vụ đặc biệt như thuốc lá, rượu, ô tô.
6. Bảo hiểm xã hội phải đóng
Người sử dụng lao động |
Người lao động |
||||||||
BHXH |
BHTN |
BHYT |
BHXH |
BHTN |
BHYT |
||||
HT |
LĐ |
OĐ |
HT |
LĐ |
OĐ |
||||
14% |
1% |
3% |
1% |
3% |
8% |
- |
- |
1% |
1.5% |
Tổng cộng: 22% |
Tổng cộng: 10.5% |
Chú thích
Bạn không biết nên bắt đầu từ đâu?
© COPY RIGHT 2025 LHD LAW FIRM